Trường hợp doanh nghiệp, công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm chính

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trốn thuế là một hành vi vi phạm của các cá nhân và pháp nhân không nộp thuế hoặc không nộp đủ số thuế mà họ phải đóng. Tùy thuộc vào phạm vi phạm pháp, trốn thuế có thể bị xử lý hành chính hoặc đối diện với xử lý hình sự. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm hành chính

Đối với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì các hình thức xử phạt bao gồm:

– Cảnh cáo: Áp dụng phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có các tình tiết giảm nhẹ được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

– Phạt tiền: Phạt tiền không quá 100.000.000 đồng với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền không quá 200.000.000 đồng với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

Xử phạt hành chính đối với công ty trốn thuế
Xử phạt hành chính đối với công ty trốn thuế

Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp, có tư cách yêu cầu giải quyết vấn đề về dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo luật định. Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm sau:

– Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, thận trọng, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

– Hoàn toàn trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, dữ liệu, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để chuộc lợi hoặc mang lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân khác.

– Thông báo đầy đủ, nhanh chóng, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp, người có liên quan của mình làm chủ hoặc nắm giữ cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.

– Đại diện về pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại của doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm theo quy định tại khoản

– Nếu kế toán và các cá nhân có trách nhiệm với nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hệ quả xảy ra. 

Doanh nghiệp, công ty có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn
Doanh nghiệp, công ty có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn

Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn thuế, người nào thực 01 trong 09 hành vi trốn thuế dưới đây, với số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 triệu mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, chưa được xóa án tích vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị phạt tiền ít nhất 100.000.000 đồng và bị phạt tù ít nhất 03 tháng tù, tùy từng mức độ vi phạm;

– Không nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ khai thuế, hoặc nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định

– Không ghi chép vào sổ kế toán các khoản thu liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp

– Không xuất hóa đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, Ghi giá trị hóa đơn nhỏ hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán,

– Sử dụng chứng từ, hoá đơn không hợp pháp trong hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm, Giảm tiền thuế phải nộp, tăng tiền thuế được miễn, giảm, khấu trừ hoặc được hoàn

– Sử dụng tài liệu, chứng từ không hợp pháp khác nhằm xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn lại

– Khai sai thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu, không bổ sung hồ sơ khai thuế khi hàng hóa được thông quan

– Cố ý không kê khai hoặc khai sai thuế đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

– Cấu kết với người gửi nhằm nhập khẩu hàng hóa

– Sử dụng các mặt hàng thuộc đối tượng miễn thuế, không  chịu thuế,xét miễn thuế sai mục đích quy định mà không khai báo với cơ quan quản lý thuế để chuyển đổi mục đích sử dụng.

Mặt khác, theo Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, pháp nhân có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế:

– Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại về tính mạng của nhiều người

– Gây ra sự cố môi trường

– Làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả.

Các cá nhân liên quan sẽ chịu trách nhiệm pháp lý
Các cá nhân liên quan sẽ chịu trách nhiệm pháp lý

Xem thêm:

Xài tiền giả bị tội gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hành vi này?

Dịch vụ điều tra đối thủ cạnh tranh chích xác tuyệt đối của thám tử 3 Miền

Dịch vụ cung cấp bằng chứng cho văn phòng luật sư 

Cá nhân nào trong công ty phải chịu trách nhiệm hình sự chính

Tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể 9 hành vi trốn thuế cùng các điều kiện liên quan. Vì vậy, mọi cá nhân vi phạm điều khoản trên và có chứng cứ chứng minh hành vi đó, cơ quan điều có quyền tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Những cá nhân bị truy tố có thể là bất kỳ ai trong doanh nghiệp, kể cả: Kế toán viên, kế toán trưởng, chuyên viên xuất nhập khẩu, đại diện pháp lý của doanh nghiệp trong việc ký hợp đồng, Giám đốc hay cũng có thể là Cổ đông, các thành viên thuộc hội đồng thành viên. Những cá nhân bị truy tố không nhất thiết trực tiếp thực hiện hành vi, mà có thể là đồng phạm.

Cá nhân bị truy tố có thể là bất kỳ ai trong doanh nghiệp
Cá nhân bị truy tố có thể là bất kỳ ai trong doanh nghiệp

Trên đây là những chia sẻ về việc công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm. Trường hợp, doanh nghiệp bạn có phát sinh bất kỳ khúc mắc nào. Hãy liên hệ tới dịch vụ thám tử điều tra đối thủ cạnh tranh qua số điện thoại 0968.604.113. Các luật sư giỏi về doanh nghiệp Thám tử 3 Miền sẽ hỗ trợ nhiệt tình, đưa đến cho bạn kết quả nhanh và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.604.113