Sở hữu trí tuệ là gì? Quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mới nhất 2022

5/5 - (1 bình chọn)
Những năm gần đây khái niệm sở hữu trí tuệ không còn quá xa lạ đối với nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ về luật sở hữu trí tuệ bao gồm những gì? Cũng như đối tượng cần sở hữu trí tuệ bao gồm những ai chưa chắc bạn đã biết. Sở hữu trí tuệ là gì? Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những bước nào? Để hiểu rõ hơn về luật sở hữu trí tuệ cũng như quy định hiện hành thực hiện ra sao hãy cùng khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ có tên tiếng anh là Intellectual Property- chứng minh những thành quả do trí tuệ của con người sáng tạo ra. Quyền sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm những tài sản và nhân thân đối với những sản phẩm do hoạt động trí tuệ và tinh thần tạo ra như quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu đối với cây giống cây trồng vật nuôi…
Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ là gì?

Những đối tượng nào sở hữu trí tuệ được bảo hộ

Những đối tượng được luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ kể đến là:
– Quyền tác giả của những tác phẩm do mình sáng tác hoặc đang sở hữu
– Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức cá nhân đối với những tác phẩm ghi âm ghi hình, chương trình biểu diễn, chương trình thu phát âm thanh..
– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của những cá nhân tổ chức với các phát minh sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế ứng dụng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh do cá nhân tổ chức sáng tạo ra hoặc quyền chống cạnh tranh trong kinh doanh không lành mạnh
– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với vật liệu nhân giống, giống cây trồng mới do mình tạo ra hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Sở hữu trí tuệ là gì?
Vì sao cần đăng ký sở hữu trí tuệ

Vì sao cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Bất kỳ sản phẩm nào khi ra mắt thị trường thu hút sự chú ý của khách hàng và đạt được thành công mong đợi luôn có nguy cơ bị ăn cắp bản quyền. Rất có thể sản phẩm đó bị sao chép, copy để tung ra thị trường với giá thành ưu đãi hơn. Như vậy vô hình chung những nhà sáng tạo gốc sẽ bị ảnh hưởng bởi sản phẩm giả mạo kia. Rất có thể họ bị loại khỏi thị trường bởi giá thành không ưu đãi hơn, không ưu việt hơn bằng những bên đã “ăn cắp bản quyền” kia. Do đó việc đăng ký bản quyền rất quan trọng đối với bất kỳ cá nhân tổ chức khi có sáng chế mới. Ngoài ra việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ giúp:
+ Khuyến khích sự sáng tạo
+ Thúc đẩy kinh doanh
+ Bảo vệ người tiêu dùng
+ Tạo uy tín doanh nghiệp

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ

Cá nhân tổ chức khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở việt nam cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định sản phẩm cần đăng ký sở hữu trí tuệ.
Cá nhân tổ chức cần phải phân loại và xác định rõ đối tượng cần đăng ký theo luật sở hữu trí tuệ. Sau đó chọn quyền của sản phẩn đúng theo bộ luật sở hữu trí tuệ ban hành năm 2019.
Sở hữu trí tuệ là gì?
Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ
Bước 2: Chọn cơ quan tiến hành thủ tục đăng ký
Tùy từng đối tượng cần bảo hộ sẽ có 3 cơ quan chuyên trách tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là:
+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
+ Sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt.
Bước 3: Hồ sơ đăng ký
+ Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ dành cho quyền tác giả và quyền tác giả liên quan sẽ bao gồm:
– Giấy cam đoan sáng tác ra tác phẩm của tác giả
– Tuyên bố của chính tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả
– Đơn xin đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả theo Cục bản quyền tác giả
– Nếu tác phẩm có nhiều tác giả phải có văn bản đồng ý của các tác giải
– Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
-2 bản tác phẩm sẽ đăng ký bản quyền hoặc 2 bản sao định hình đăng ký quyền liên quan
– Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….
+ Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp bao gồm:
– Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền
– 2 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, chỉ dẫn địa lý, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
– 2 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế
– 5 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8×8 (cm)
– 2 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký
– 2 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ
– Tài liệu khác liên quan (nếu có).
+ Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ sở hữu giống với cây trồng
– Tờ khai đăng ký theo mẫu
– Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu
– Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, quyền đăng ký
– Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền (nếu đại diện thực hiện thủ tục)
– Chứng từ nộp phí và lệ phí.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên trách. Thông qua bộ hồ sơ đăng ký sẽ tiến hành các thủ tục hành chính theo quy định hiện hành.
Bước 5: Nhận quyết định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan sẽ tiến hành các bước thẩm định theo quy định. Thời gian thẩm định của cơ quan sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng. Trong quá trình thẩm định hồ sơ sẽ có những thông báo về việc hồ sơ bị thiếu sót do đó cá nhân tổ chức cần lưu ý để kịp thời bổ sung hoàn thiện. Kết thúc quá trình thẩm định nếu hồ sơ đạt tiêu chuẩn sẽ nhận quyết định về việc đăng ký sở hữu trí tuệ.
Hy vọng với những thông tin về sở hữu trí tuệ là gì mà Thám tử 3 miền vừa tổng hợp sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quát hơn về việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.604.113