[Cập nhật] Cách chia tài sản thừa kế theo quy định pháp luật 2022

4.2/5 - (4 bình chọn)
Cách chia tài sản thừa kế như thế nào? Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc áp dụng ra sao? Quy định nào của pháp luật áp dụng khi chia tài sản thừa kế? Hãy cùng Thám tử 3 miền tìm hiểu cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật trong bài viết dưới đây nhé!
chia tài sản thừa kế
Chia tài sản theo di chúc

Xác định các yêu cầu của chế định thừa kế trong Luật dân sự

Trong bộ luật dân sự Việt Nam có chứa nội dung chia tài sản thừa kế là chế định thừa kế. Nhờ có bộ luật dân sự này giúp cho việc phân chia tài sản thừa kế diễn ra một cách minh bạch công bằng nhất. Để phân chia tài sản phù hợp theo đúng quy định pháp luật cần xác định những yếu tố sau:

Hình thức thừa kế

Để phân chia tài sản thừa kế hợp lý cần phải xác định hình thức thừa kế. Hiện nay theo pháp luật quy định có 2 loại hình thừa kế là thừa kế theo luật và thừa kế dựa theo di chúc. Khi thừa kế theo di chúc cần xác định bản di chúc đó có tính hợp pháp hay không? Bản di chúc đó có giá trị hiệu lực hay không? Tính minh bạch của bản di chúc đó.
Ngoài ra cần phải tìm hiểu xác minh tính xác thực các thông tin có trong bộ Luật dân sự để kiểm tra đó là loại di chúc nào và kiểm tra hiệu lực của bản di chúc đó. Nếu không có di chúc hoặc di chúc đã hết hiệu lực, có người bị truất, không được hưởng thì phải chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định.
chia tài sản thừa kế
Chia tài sản theo quy định của pháp luật

Đối tượng được hưởng thừa kế

Sau khi đã xác định được hình thức thừa kế là gì, kế đó cần xác định đối tượng được hưởng thừa kế là ai?
Xác định hàng thừa kế theo quy tắc: Hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai – hàng thừa kế thứ 3. Khi không còn người thuộc hàng thừa kế thì hàng thừa kế mới được hưởng quyền thừa kế.
Tiếp đến xác định đối tượng nào được hưởng di sản thừa kế, đối tượng nào không được hưởng tài sản thừa kế. Cần xác định rõ đối tượng được hưởng thừa kế, đối tượng không được hưởng vì lý do như: bị truất quyền, hoặc không được đề cập trong di chúc. Ở mục này cần xác định rõ xem có vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con cái có đang ở độ tuổi vị thành niên hay không? Hoặc đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng mất hành vi dân sự, không đủ khả năng nuôi bản thân…

Thời điểm mở thừa kế

Theo điều 611 của bộ Luật Dân Sự ban hành năm 2015 có quy định thời điểm thừa kế là “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.”
Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng. Bởi chỉ khi xác định chính xác tài sản cũng như quyền và nghĩa vụ của người để lại tài sản bao gồm những gì? Thời điểm mở thừa kế là thời gian xác định những người thừa kế của người đã chết, bởi người thừa kế là những người còn sống hoặc đã thành thai trước khi người để lại thừa kế chết.
chia tài sản thừa kế
Cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật

Thời hiệu thừa kế

Theo khoản 1 điều 623 của bộ Luật Dân Sự ban hành năm 2015 có quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Theo đó, thời hiệu thừa kế đối với mỗi loại tài sản lại được quy định khác nhau: 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản được tính từ thời điểm mở thừa kế trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hết thời gian này, người thừa kế không còn quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chia di sản thừa kế. Đồng thời, di sản thừa kế sẽ thuộc về người quản lý di sản, người đang chiếm hữu tài sản hoặc Nhà nước.
chia tài sản thừa kế
Hướng dẫn cách chia tài sản thừa kế

Chia di sản thừa kế

Như vậy hiện nay theo quy định của pháp luật sẽ có 2 hình thức chia tài sản thừa kế theo luật và theo hình thức di chúc. Để người đọc hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể nhé:

Thừa kế theo luật

Chia tài sản thừa kế theo luật có nghĩa là lấy tài sản của người đã mất chia đồng đều cho tất cả những người đồng thừa kế.
Ví dụ: Ông Tuấn sau khi mất đã để lại số tiền là 200 triệu. Hiện tại ông có 3 người con tên là Tú, Thủy, Tiên và 1 người vợ tên là Hồng. Tuy nhiên bố mẹ ông Tuấn đã mất. Vậy trong trường hợp này chỉ cần những người con của ông Tuấn dù dưới 18 tuổi hay trên 18 tuổi đều được hưởng tài sản sau khi mất của ông.
Tài sản của ông Tú sau khi chia được tính như sau:
– Hồng= Tú= Thủy= Tiên= 200 triệu/4= 50 triệu.
Như vậy mỗi người sẽ được hưởng 50 triệu.

Thừa kế theo di chúc

Khi thừa kế theo di chúc cần xác định chính xác đối tượng được thừa kế trong di chúc là ai? Người được hưởng di chúc còn sống đến thời điển hiện tại hay không? Nếu đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc đã mất trước thời điểm thông báo mở thừa kế thì phần thừa kế này sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: A để lại di chúc cho B, C, D mỗi người một phần bằng nhau là 60 triệu (tổng là 240 triệu). Tuy nhiên C lại chết trước thời điểm A chết nên phần di sản A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.
(1) Chia theo di chúc:
B=C=D=60 triệu.
(2) Chia phần di sản mà C được hưởng theo pháp luật:
Trường hợp này chỉ còn B,D,E còn sống nên: B=D=E = 60 triệu/3 = 20 triệu
Như vậy:
B=D= 60 triệu + 20 triệu = 80 triệu
E = 80 triệu.
Hy vọng với những thông tin ở phía trên do Thám tử 3 miền đã tổng hợp quý độc giả đã hiểu rõ hơn về cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.604.113