Làm thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào?

4.5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng gặp trục trặc sau khi kết hôn vì những lý do như không hợp trong cách sống, hay cãi vã hay vợ hoặc chồng ngoại tình. Một người muốn ly hôn nhưng người còn lại thì không muốn vì sĩ diện, sợ người đời bàn tán, mất danh dự. Chính vì vậy, đã có rất nhiều người làm thủ tục ly hôn đơn phương để có thể sớm giải thoát trước cuộc sống không hạnh phúc này.

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương có thể được hiểu là một hình thức ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn, mục đích hôn nhân không đạt được. Cụ thể ly hôn theo yêu cầu 1 bên và muốn ly hôn không cần cả hai bên đều phải ký đơn ly hôn. Người đơn phương ly hôn sẽ viết đơn ly hôn và nộp ra tòa án nơi cư trú của người kia (tức vợ hoặc chồng) đang sinh sống và làm việc.

Ly hôn đơn phương là gì

Có thể hiểu đơn giản hơn, đơn phương ly hôn là thủ tục ly hôn đơn phương được giải quyết khi một bên yêu cầu do quan hệ hôn nhân gia đình, khi hai vợ chồng sống không hạnh phúc, không còn muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân của cả hai thì sẽ dẫn đến vấn đề ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai người.

Điều kiện để làm thủ tục ly hôn đơn phương

Để thủ tục ly hôn đơn phương được tòa án chấp nhận và giải quyết, người nộp đơn cần có những căn cứ sau:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng ngoại tình, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Điều kiện để làm thủ tục ly hôn đơn phương
Điều kiện để làm thủ tục ly hôn đơn phương

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”  thì trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn ngay cả khi có đủ các căn cứ nêu trên. Pháp luật luôn bảo vệ bên yếu thế (phía người vợ) nên để có thể bảo vệ sức khỏe và quyền lợi hợp pháp của phụ nữ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì pháp luật hạn chế một số quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Vào thời điểm con dưới 12 tháng tuổi, nếu chồng nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn của chồng. Như vậy có thể thấy vợ hoặc chồng đều có thể nộp đơn ly hôn đơn phương theo điều kiện của điều 56, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 51 thì chỉ có người vợ được quyền ly hôn đơn phương.

Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất năm 2024

Làm thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào?

Đối với thủ tục ly hôn nói chung và thủ tục ly hôn đơn phương nói riêng phải giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự trong đó các bên bắt buộc phải qua bước hòa giải tại Tòa án. Quy trình ly hôn đơn phương được thực hiện:

Chủ thể có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ ly hôn bao gồm một số những giấy tờ nhất định như sau:

+ Đơn xin ly hôn đơn phương

+ Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính)

+ Hộ khẩu (Bản sao)

+ Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng

+ Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con)

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con

Nộp hồ sơ

Chồng hoặc vợ nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú và làm việc.

Tòa án xem xét và giải quyết đơn ly hôn đơn phương

Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí. Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Ngoài ra tòa án cũng tiến hành hòa giải: Nếu hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Thụ lý và giải quyết vụ án

Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung, ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

Tòa án xem xét thủ tục ly hôn đơn phương
Tòa án xem xét thủ tục ly hôn đơn phương

Xem thêm: Thủ tục ly hôn chi tiết cập nhật năm 2024

Nộp thủ tục ly hôn đơn phương tại đâu?

Sau khi nắm rõ thủ tục ly hôn đơn phương, chủ thể cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn cần gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng bạn (bị đơn) đang cư trú. Việc nộp hồ sơ đơn ly hôn đơn phương đến Tòa án có thể thông qua một trong ba phương thức:

+ Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;

+ Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương bằng đường bưu điện;

+ Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Trong thời gian luật định, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn, thực hiện các hoạt động chuẩn bị xét xử, xét xử.

Trường hợp khi đơn phương ly hôn mà không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì có thể xác định nơi nộp đơn cho Tòa án theo cách sau đây:

+ Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc; Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

+ Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Như đã nói ở trên, mẫu đơn ly hôn được Tòa án chấp nhận thì cần có những lý do, nguyên nhân chính đáng. Chính vì vậy, khi bạn muốn nộp đơn thì cần xác định rõ nguyên nhân và có đầy đủ bằng chứng xác thực để được chấp nhận. Nếu bạn muốn tìm bằng chứng nhưng chưa có cách thì hãy liên hệ với chúng tôi – dịch vụ thám tử tư 3 Miền sẽ giúp bạn có được thông tin nhanh chóng, xác thực và có lợi khi giành quyền nuôi con sau khi ly hôn nhất dành cho bạn.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi có thể liên hệ qua:

  • VP Miền Bắc: Tập thể Binh Đoàn 12, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Hotline Miền Bắc: 0968.604.113
  • VP Miền Trung: 128 Văn Tiến Dũng, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
  • Hotline Miền Trung: 0968.604.113
  • VP Miền Nam: 102 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline Miền Nam: 0968.604.113
  • Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.604.113