Ly thân là gì và thủ tục ly thân như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Cuộc sống hôn nhân luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Vợ chồng lắm khi cho những chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Những vấn đề vợ chồng rất đa dạng như: ngoại tình, mâu thuẫn trong cách sống, mâu thuẫn trong việc nuôi con, vợ/chồng không quan tâm tới cuộc sống gia đình,v..v. Khi gặp vấn đề trong hôn nhân và cần không gian, thời gian để bình tâm, nhiều cặp đôi đã lựa chọn ly thân trong một khoảng thời gian. Vậy ly thân là gì? Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ly thân trong bài viết sau.

Ly thân là gì

Ly thân được định nghĩa là sự sống riêng của hai vợ chồng bao gồm việc không ăn ở chung, không sinh hoạt vợ chồng, không quan hệ với nhau. Nhiều người xem ly thân như bước đệm của ly hôn nhưng cũng có người phủ nhận vai trò này của ly thân. 

Theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 đang có hiệu lực thi hành, không có một định nghĩa, pháp lý nào về việc ly thân. Đây thường là quyết định của hai vợ chồng khi có những mâu thuẫn quá sâu sắc trong hôn nhân và cần có không gian riêng.

Thời gian ly hôn, đối với một số cặp đôi là thời gian bình tâm để suy nghĩ lại về mối quan hệ vợ chồng. Khi không sống cùng nhau, vợ chồng cũng hạn chế được những mâu thuẫn, xung đột gay gắt đến mức không thể khống chế được hành vi của mình. Những mâu thuẫn vợ chồng nhiều khi đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho các gia đình. 

Nếu họ dùng thời gian này để khắc phục lỗi lầm và chỉnh đốn bản thân thì cả hai có thể tha thứ cho nhau. Ly hôn sẽ không xảy ra và hôn nhân một lần nữa được củng cố bền vững hơn. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi đã đi đến những rạn nứt không thể cứu vãn. Sau một thời gian sống ly thân, cả hai không thể hòa giải và đi đến quyết định ly hôn.

Ly thân là gì
Ly thân xảy ra khi hai vợ chồng có những mâu thuẫn quá sâu sắc trong hôn nhân và cần có không gian riêng.

Vì không được pháp luật thừa nhận, nên ly thân không đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa hai vợ chồng. Do đó đối với con cái và các tài sản chung, cả hai vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Thêm vào đó, cả hai cũng không được phép ngoại tình, sống chung với người khác khi ly thân. Việc này là hành vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo luật Hôn Nhân và Gia Đình

Sự giống và khác nhau giữa ly thân và ly hôn

Ly hôn và ly thân có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều khác biệt bạn cần hiểu rõ. 

Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung, con cái cũng chia nhau nuôi… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:

Điểm giống nhau:

Biểu hiện: Hai vợ chồng không còn sống cùng nhau, không sinh hoạt vợ chồng và không có đời sống tinh thần chung.

Căn cứ: cả hai đều bắt nguồn từ những mâu thuẫn của vợ chồng. Trong quá trình chung sống, những mâu thuẫn này nảy sinh và không thể giải quyết được. Đời sống vợ chồng rơi vào tình trạng bế tắc, không thể cùng chia sẻ, nói chuyện. Vì cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài, mục đích hôn nhân không thể thực hiện được nên cả hai phải tạm ngừng hoặc kết thúc nó. 

Tình cảm: Đối với cả hai trường hợp này, tình cảm vợ chồng thường đều đã nguội lạnh. Cả hai không còn đủ tình cảm để tiếp tục chung sống dưới một mái nhà và chăm sóc con cái. Họ cũng không còn sự mặn nồng về mặt tình cảm, không còn đủ tôn trọng và yêu thương thể đối thoại để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gia đình. 

Ly thân là gì
Đối với cả hai trường hợp này, tình cảm vợ chồng thường đều đã nguội lạnh

Điểm khác nhau:

Pháp lý: Như đã giải thích ở trên, ly thân không được pháp luật quy định. Do đó đơn ly thân không có giá trị về pháp lý ở tòa. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của họ. Người ly thân sẽ không chung sống, không có đời sống kinh tế, tinh thần chung, và cũng không giao tiếp với nhau. Tuy nhiên ly hôn thì người lại. Ly hôn là sự chấm dứt hoàn toàn của cuộc hôn nhân, được sự thừa nhận của pháp luật. Tình trạng quan hệ “đã ly hôn” sẽ được pháp luật thừa nhận

Quyền và nghĩa vụ: Vì ly thân không được pháp luật công nhận, nên người ly thân vẫn có đủ quyền và nghĩa vụ đối với con cái và tài sản chung. Đối với ly hôn, vợ chồng sẽ phân chia các tài sản chung và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái với nhau. 

Ly thân là gì
Người ly thân vẫn có đủ quyền và nghĩa vụ đối với con cái và tài sản chung

Thủ tục: Nếu vợ chồng muốn ly thân, họ có thể tự thỏa thuận, sắp xếp mà không cần sự can thiệp của Tòa án. Trong trường hợp cả hai muốn phân chia các tài sản chung mà không thể tự thỏa thuận, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đối với cặp đôi ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án là cần thiết. Vì vậy cả hai cần đưa đơn lên Tòa nếu muốn ly hôn. Những việc liên quan đến phân chia tài sản chung cũng cần được Tòa án thông qua.

Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào

Theo như những thông tin chúng ta đã tìm hiểu từ đầu bài viết, không có thủ tục nào gọi là thủ tục ly thân cả. Ly thân vẫn là một thuật ngữ xã hội chứ chưa được xem là thuật ngữ pháp lý tại Việt Nam. Vì vậy ly thân là sự thỏa thuận cá nhân của hai vợ chồng và không cần phải ra tòa.

Tuy nhiên, vì ly thân không mang ý nghĩa pháp lý nên theo pháp luật cả hai vẫn đang là vợ chồng. Nếu một trong hai người chung sống với một người khác như vợ chồng trong thời gian ly thân thì sẽ bị xem là phạm pháp. 

Mặc dù vậy hiện nay hiện tượng ngoại tình, chung sống với người khác trong thời gian ly thân diễn ra khá phổ biến. Nhiều người còn coi đó là việc bình thường vì vợ chồng không sống với nhau nữa.  Tuy nhiên đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ “một vợ một chồng” theo pháp luật của nước ta. 

Thực ra, một số quốc gia đã áp dụng chế định “ly thân” trong luật pháp. Nhưng chế định này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối và bác bỏ khi có dự định áp dụng tại Việt Nam. 

Với đặc thù là một quốc gia Á đông, đề cao văn hóa gia đình, Việt Nam coi việc đưa chế định “ly thân” vào luật sẽ mang lại nhiều hại hơn là lợi. Thứ nhất, việc tòa án có quyền can thiệp và đưa ra phán quyết ly thân đối với các cặp vợ chồng có thể gây ra tổn thương cho tình cảm hai bên. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới gia đình hai bên và con cái. 

Ly thân là gì
Với đặc thù là một quốc gia Á Đông, Việt Nam đề cao văn hóa gia đình

Thêm vào đó, với nguyên tắc tự nguyện, pháp luật Việt Nam khuyến khích cả hai vợ chồng cùng nhau tự giải quyết vấn đề. Ly thân có thể là một biện pháp tạm thời được đưa ra khi cả hai đã có nhiều mâu thuẫn gay gắt và cần thời gian, không gian để bình tâm suy nghĩ. Có nhiều vợ chồng ly thân chỉ có hai người biết. Nếu việc này đòi hỏi sự công nhận của tòa án, ly thân có thể khoét sâu thêm khoảng cách giữa hai người, khiến họ dễ đi tới ly hôn. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về ly thân và các quy định pháp luật, thủ tục xoay quanh vấn đề này. Nếu bạn nghi ngờ người vợ/ chồng mình ngoại tình trong thời gian ly thân, hãy tìm hiểu và liên hệ với Thám tử 3 miền chúng tôi. Theo quy định của pháp luật, ngoại tình trong thời gian ly thân là phạm pháp. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn thu thập các thông tin và bằng chứng ngoại tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.604.113